Mẹo vặt

Nên làm gì khi ăn không tiêu? Khi nào nên gặp bác sĩ

Ai cũng có ít nhất một lần trải qua cảm giác khó chịu vì đầy bụng, ăn không tiêu, thậm chí trãi qua nhiều lần gì tình trạng ăn không tiêu đầy bụng hiện nay không hề hiếm gặp. Nếu bạn đã từng hoặc đang bị chứng ăn không tiêu tác động không ít đến sinh hoạt hằng ngày và cảm thấy rất khó chịu, mà vẫn chưa biết nên làm gì khi ăn không tiêu thì hãy theo dõi bài viết bên dưới đây nhé.

1. Biểu hiện của tình trạng ăn không tiêu là gì?

Đầy bụng khó tiêu là chứng bệnh liên quan mật thiết với hệ tiêu hoá đường ruột. Khi thức ăn ở lại quá lâu trong dạ dày mà không được tiêu hóa kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Một số biểu hiện thường gặp ở người bị khó tiêu/ ăn không tiêu:

  • Đầy hơi, chướng bụng: Bạn sẽ cảm giác đầy hơi, bụng như đang chướng phình to, nặng ì ạch khó chịu.
  • Đau vùng thượng vị: Khi thức ăn khó tiêu sẽ khiến bụng có cảm giác đau chướng, đặc biệt là đau ở vị trí thượng vị.
  • Buồn nôn: Tình trạng buồn nôn, thậm chí nôn ói ngay khi vừa ăn xong cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đầy bụng khó tiêu.
  • Cảm giác no lâu: Vì thức ăn ở bên trong dạ dày không được tiêu hoá nên bạn sẽ luôn có cảm giác no lâu,  hoặc rất nhanh no dù chỉ ăn rất ít.

2. Nên làm gì khi ăn không tiêu?

Nên làm gì khi ăn không tiêu?

Nên làm gì khi ăn không tiêu?

Nếu bạn gặp tình trạng khó chịu ở bụng do ăn không tiêu mà vẫn đang lăn tăn chưa biết nên làm thế nào thì hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây để khắc phục tình trạng này nhé:

  • Nên uống thật nhiều nước: Nước có khả năng làm dịu và giảm cảm giác khó chịu bên trong dạ dày. Việc uống nhiều nước sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, “rửa trôi” thức ăn và các khí thừa bên trong dạ dày, giúp cơ thể thoải mái không còn cảm giác chướng bụng đầy hơi khó chịu.
  • Nên chủ động bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá đường ruột để kích thích quá trình tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bạn có thể chọn bổ sung lợi khuẩn bằng sữa chua, các loại men vi sinh,… hoặc bổ sung enzyme tiêu hoá, men tiêu hoá để hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh và đẩy lùi đầy bụng khó tiêu hiệu quả.

Xem thêm: Men tiêu hoá cho người lớn

  • Nên luyện tập ăn chậm + Nhai kỹ: Bạn hãy thử luyện tập thói quen ăn chậm lại, nhai thật kỹ thức ăn trước khi nuốt để hỗ trợ tiêu hoá cho dạ dày. Thức ăn khi này sẽ dễ tiêu hóa hơn, giảm nhanh tình trạng chướng bụng đầy hơi. Thói quen ăn uống này sẽ ngăn ngừa được tình trạng ăn không tiêu tái diễn trở lại.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn: Tình trạng ăn không tiêu xuất hiện nguyên nhân lớn là do cơ thể nạp lượng thức ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn, dạ dày không tiêu hoá kịp dẫn đến. Việc chia nhỏ khẩu phần ăn sẽ khiến dạ dày có thời gian để tiêu hóa chúng, nhờ vậy mà hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu.
  • Nên ngừng ăn các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ: Chọn các thực phẩm chiên rán dầu mỡ vừa không tốt cho sức khoẻ, vừa khó tiêu, lại khiến tình trạng đầy bụng đang mắc phải trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy thay vào bữa ăn các thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hoá,… để giảm nhanh cảm giác nặng bụng vì khó tiêu hoá thức ăn.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn no: Việc vận động và luyện tập nhẹ nhàng (đi bộ,…) sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, từ đó đẩy lùi nhanh chóng tình trạng chướng hơi, đầy bụng. Lưu ý, tuyệt đối không vận động hay luyện tập thể thao nặng vì sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: Có thể bạn không biết, nhưng khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, stress, lo âu kéo dài thì có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá làm chậm quá trình tiêu hoá thức ăn, gây ra tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu.
  • Nên uống thuốc hỗ trợ tiêu hoá: tình trạng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng có thể được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc trị đầy bụng, thuốc ức chế bơm Proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc chống tiết acid,…

Tham khảo thêm Ăn không tiêu nên uống thuốc gì để đẩy lùi đầy bụng khó tiêu hiệu quả?! TẠI ĐÂY

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Ăn không tiêu khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Ăn không tiêu khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Đối với các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu thông thường này thì việc nên làm để phòng ngừa chúng là thay đổi thói quen ăn uống và chủ động bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ hệ tiêu hoá đường ruột là có thể giảm nhanh tình trạng đầy bụng thông thường. 

Tuy nhiên, hãy thật lưu ý nếu tình trạng ăn không tiêu đầy bụng vẫn không có dấu hiệu giảm nhẹ, hoặc xuất hiện các triệu chứng khác lạ như ợ hơi, ợ chua, đau quặn bụng, nôn mửa nhiều, quặn thắt bụng, nóng/ căng tức lồng ngực, tiêu chảy, táo bón,… dù đã thực hiện các phương pháp trên. Vì với tình trạng ăn không tiêu đầy bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường này thì có thể bạn đang gặp phải các vấn đề khác về tiêu hoá như viêm ruột kết, trào ngược dạ dày thực quản,… hoặc các bệnh lý khác liên quan đến thận, gan. Lúc này, hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám và xác định rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Cảm ơn bạn vì đã xem hết bài viết này. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để đẩy lùi đầy bụng, ăn không tiêu.