Mẹo vặt

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh là gì? Lưu ý gì khi sử dụng?

Bạn đã từng nghe qua thuốc nhỏ mắt kháng sinh nhưng chưa biết thuốc là gì? Những đối tượng nào nên sử dụng và những lưu ý gì khi sử dụng? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

1. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh là gì?

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh thường được kê toa để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và không tự khỏi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho bạn.

2. Thành phần trong nhỏ mắt kháng sinh

thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thành phần gì
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thành phần gì

Thành phần trong các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện nay có thể bao gồm:

  • Natri sulfacetamide
  • Ciprofloxacin
  • Gatifloxacin
  • Polymyxin B
  • Levofloxacin
  • Chloramphenicol
  • Tobramycin
  • Ofloxacin
  • Neomycin sulfat
  • Moxifloxacin

>>>Tham khảo: Các loại thuốc nhỏ mắt 

3. Chỉ định và chống chỉ định khi dùng nhỏ mắt kháng sinh

Chỉ định:

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh nếu xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng mắt do vi khuẩn bao gồm:

  • Chảy nước mắt nhiều
  • Mắt sưng, đỏ và đau
  • Cảm thấy như có vật lạ trong mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Tiết dịch mủ màu vàng xanh.
Cân nhắc sử dụng nhỏ mắt kháng sinh khi mắt bị nhiễm trùng
Cân nhắc sử dụng nhỏ mắt kháng sinh khi mắt bị nhiễm trùng

Một số trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bệnh thường có thể tự khỏi nhưng bạn nên dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh nếu:

  • Các triệu chứng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn rất nghiêm trọng.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Khi nghi ngờ bệnh do một loại vi khuẩn đặc biệt gây ra
  • Tình trạng nhiễm trùng không thuyên giảm sau một tuần mà không điều trị.

Chống chỉ định:

  • Không dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol cho trẻ sơ sinh, người suy tuỷ.
  • Không dùng thuốc nhỏ mắt cyprofloxacin cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi.
  • Một số thuốc nhỏ có gây ra tác dụng toàn thân như khi uống nhưng chưa có thông tin đầy đủ. Tuy nhiên khi dùng loại nhỏ mắt này thường được khuyến cáo thận trọng.

4. Tác dụng phụ

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể tạm thời gây ra mờ mắt, ngứa, châm chích, nóng rát, sưng và đỏ. Chúng có thể gây chảy nước mắt nhiều hơn và có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi dùng thuốc này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

5. Cách sử dụng nhỏ mắt kháng sinh

Khi dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trước khi nhỏ mắt.
  • Hạn chế chạm đầu lọ thuốc nhỏ mắt vào mắt để tránh nhiễm khuẩn ngược.
  • Đầu hơi ngửa về phía sau để dễ nhỏ thuốc vào mắt, tránh thuốc bị chảy ra ngoài.
  • Giữ lọ thuốc càng gần mắt càng tốt mà không chạm vào mắt.
  • Trong khi ngước mắt nhìn lên, tay bóp nhẹ lọ thuốc để một giọt thuốc rơi vào mắt.
  • Nhắm mắt trong 2 – 3 phút và lau sạch thuốc dư bằng khăn giấy.
  • Nếu được chỉ định phải nhỏ nhiều hơn một giọt cho cùng một mắt, hãy đợi ít nhất 5 phút trước khi nhỏ giọt tiếp theo.
  • Thực hiện nhỏ đúng liều lượng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đóng nắp lọ thuốc nhỏ mắt lại, không lau hoặc rửa đầu lọ để tránh làm lây lan vi khuẩn.

Trong khi điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, bạn nên:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng về liều lượng, cũng như thời gian dùng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn so với chỉ định.
  • Không tự ý ngưng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Thực hiện theo những hướng dẫn chung để sử dụng thuốc nhỏ mắt an toàn và hiệu quả.
  • Không sử dụng đơn thuốc của bất kỳ ai khác.
  • Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Bài viết này có sự tham khảo từ Nhà Thuốc Việt