Nước mía không hẳn là thực phẩm dưỡng thai, nhưng nếu uống đúng cách thì cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Vậy mẹ bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy để đảm bảo sức khỏe thai nhi? Nhiều người vẫn cho rằng nước mía không được sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Thế nhưng nếu sử dụng đúng cách chúng sẽ tốt cho toàn thai kỳ.
Khi nào bà bầu nên uống nước mía?
3 tháng đầu: Mẹ nên dùng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, sử dụng 2 – 3 ngày/ lần sẽ giúp chữa ốm nghén rất tốt. Ngoài ra mẹ cũng có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày.
3 tháng giữa: Mẹ chỉ nên uống 2 – 3 lần/ 1 tuần, tránh uống quá nhiều nước mía bởi chúng cũng chứa hàm lượng đường cao dễ làm tăng đường đột ngột không tốt cho sức khỏe.
3 tháng cuối: Đây là thời gian thai nhi tăng tốc phát triển để cán đích, do vậy để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ cũng như đảm bảo sức khỏe, mẹ nên uống 200ml nước mía/ngày, sử dụng 2 ngày/lần.
Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ.
Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.
Các chuyên gia về dinh dưỡng bà bầu đã chỉ ra, việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da và chống lại các hiện tượng lão hóa trên da và tóc.
Trong giai đoạn mới mang thai cho đến tháng thứ 3 một số bà bầu có hiện tượng nghén nặng. Nếu đặc tính nghén kị đồ ngọt thì các mẹ bầu không nên uống nước mía vì có thể làm tăng chiệu chứng nghén và gây nên tình trạng buồn nôn, khó tiêu. Nếu các mẹ có biểu hiện nghén thèm ngọt thì cần chủ động kìm hãm mức độ tiếp nạp nồng đồ đường vì nếu hàm lượng đường quá cao có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm.
Sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi.
Xem thêm: Hỏi đáp: bầu mấy tháng được uống nước dừa
Những lưu ý khi uống nước mía trong giai đoạn mang bầu
Những công dụng của nước mía đối với sức khỏe bà bầy là điều đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Các mẹ bầu không nên lạm dụng nước mía mỗi ngày và có thể gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Việc ưu tiên duy nhất một thành phần dinh dưỡng nào đó đều rất không tốt. Ngoài ra, năng lượng trong nước mía rất nhiều nên nếu uống quá nhiều sẽ làm mẹ bầu tăng cân, không những gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự tin.
Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh vì chúng là nguyên nhân khiến cho thai nhi gây nên những kích ứng với mẹ bầu và có thể gây co bóp cổ tử cung dẫn đế hiện tượng động thai.
Xem thêm: Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không, vì sao?