Mẹo vặt

Uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không, vì sao?

Một cốc nước mía lạnh vào mùa hè oi ả để giải nhiệt thật đã. Tuy nhiên nước mía lại chứa rất nhiều đường. Vậy bệnh nhân tiểu đường có nên ăn mía và uống nước mía không? Bài viết dưới đây sẽ phân tích giá trị dinh dưỡng và lượng đường trong mía để đưa ra câu trả lời về lượng mía, nước mía mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn hoặc uống.

1. Giá trị dinh dưỡng trong mía 

Mía là một trong những cây trồng chính được sử dụng trong việc sản xuất đường : 70% của thế giới đường được làm từ mía và 30% còn lại đến từ các cây trồng khác như củ cải đường. Nước mía chứa khoảng 70–75% nước, 10-15% chất xơ và 13–15% đường ở dạng sucrose – giống như đường ăn. Trong 1 cốc nước mía 240ml có chứa:

Ngoài ra, mía hay nước mía còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid giúp chống nhiễm trùng và tăng cường miễn dịch.

Uống nước mía có tiểu đường hay không
Uống nước mía có tiểu đường hay không

2. Tiểu đường có nên ăn mía và uống nước mía không?

2.1. Những lợi ích của nước mía với bệnh nhân tiểu đường 

  • Bù nước, điện giải:

Nước mía giàu sắt, canxi, kali, natri nên là một giải pháp bù nước và điện giải rất tốt khi bạn bị mất nước trong trường hợp sốt. Một cốc nước mía lạnh vào mùa hè nóng nực sẽ thổi bay cơn khát và tiếp thêm năng lượng cho bạn.

Trong một nghiên cứu ở 15 vận động viên đạp xe, nước mía đã được chứng minh là có hiệu quả như một thức uống thể thao trong việc cải thiện hiệu suất tập thể dục và bù nước. Lợi ích của nó phần lớn liên quan đến hàm lượng carb và khả năng khôi phục năng lượng dự trữ trong cơ bắp của bạn sau khi tập luyện.

  • Tăng cường miễn dịch:

Nước mía giàu chất chống oxy hóa, giúp thu dọn các gốc tự do nên chống nhiễm trùng và tăng cường miễn dịch

  • Nhuận tràng:

Y học cổ truyền Ấn Độ còn chỉ ra nước mía có đặc tính nhuận tràng do đó cải thiện nhu động ruột và giảm táo bón

  • Lợi tiểu:

Nước mía giúp lợi tiểu nên có lợi trong việc cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận ở bệnh nhân đái tháo đường.

  • Chống sâu răng và hơi thở hôi:

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ sâu răng cao hơn người bình thường do lượng đường trong nước bọt cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nước mía chứa nhiều khoáng chất như canxi và phốt pho giúp tăng cường sức khỏe men răng và chống sâu răng. Một lượng lớn chất dinh dưỡng trong nước mía giúp chống lại chứng hôi miệng có thể xảy ra do thiếu chất dinh dưỡng.

  • Dưỡng da, mờ vết thâm:

Hay bị ngứa, da khô, chai và thâm là biến chứng trên da ở bệnh nhân tiểu đường. Một trong những lợi ích đáng ngạc nhiên của nước mía là chống lại mụn trứng cá, làm mờ vết thâm, làm chậm quá trình lão hóa và giữ cho làn da mềm mại. Axit alpha hydroxy được cho là có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe làn da. Một trong những axit alpha hydroxy nổi bật nhất là axit glycolic trong mía giúp duy trì vẻ rạng rỡ của làn da. Acid glycolic có cấu trúc phân tử siêu nhỏ, dễ dàng xâm nhập vào da có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và tăng độ đàn hồi cho da. Khi thoa lên da chúng còn làm bong tróc tế bào chết và làm sạch da. Từ đó mang lại làn da mịn màng, căng mướt.

Nhiều lợi ích như thế nhưng mía/nước mía lại chứa nhiều đường. Vậy tiểu đường có nên ăn mía và uống nước mía không và bao nhiêu để không làm tăng đường huyết?

Uống nước mía có thể làm đẹp
Uống nước mía có thể làm đẹp

2.2. Bệnh nhân tiểu đường nên uống bao nhiêu nước mía? 

Đường mía là đường tự nhiên có chỉ số GI 50. Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, thực phẩm có chỉ số đường huyết GI ≤ 55 được xếp vào nhóm GI thấp. Khi ăn uống các loại thực phẩm này, đường huyết của bạn sẽ tăng chậm, khác với nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao ≥ 70 sẽ làm đường huyết tăng nhanh sau ăn.

Trong 1 cốc nước mía 240ml có chứa 27.51gr carbohydrate. Carbohydrate khi vào đường tiêu hóa sẽ bị enzyme cắt thành các phân tử glucose và hấp thu vào máu. Đây là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết nhiều nhất so với 3 nhóm thực phẩm còn lại lipid, protid, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo chỉ nên ăn 120-150gr carb mỗi ngày, tương đương với 3 bữa chính (30-45gr carb) và 2 bữa phụ 15gr carb. Như vậy 1 cốc nước mía đã gần bằng 1 bữa ăn chính. Vì thế nếu muốn uống nước mía, bạn cần cắt giảm bớt lượng carb từ ngũ cốc, hoặc hoa quả, sữa,…

Do vậy, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống 1-2 cốc nước mía mỗi tuần.

Xem thêm: Hỏi đáp: bầu mấy tháng được uống nước dừa

3. Thực hư chuyện ăn đường mía chữa bệnh tiểu đường?

Hiện nay, có một số bệnh nhân tiểu đường uống đường mía và tập khí công để điều trị tiểu đường. Lý giải cho phương pháp này, nhiều bệnh nhân chia sẻ vì mắc bệnh tiểu đường nên tế bào của họ thiếu đường để chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho mọi hoạt động của tế bào. Uống đường mía giúp cung cấp đường cho tế bào

Cách giải thích này hoàn toàn đi ngược lại với các cơ chế mà y học hiện đại đã chứng minh. Quả thực, ở bệnh nhân tiểu đường tế bào thiếu đường và lý do là thiếu hormone Insulin hoặc tế bào đề kháng insulin khiến cho đường trong máu không thể vào trong tế bào. Việc bệnh nhân tiểu đường uống đường mía hàng ngày chỉ góp phần làm tăng đường trong máu chứ không hề giúp vận chuyển đường vào tế bào.

Tập luyện khí công hay các bài tập thể dục khác rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên hoàn toàn chưa có căn cứ và bằng chứng chứng minh hiệu quả của phương pháp ăn, uống đường mía hàng ngày để chữa bệnh tiểu đường. Vì thế bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào không được chỉ định.

Như vậy bệnh nhân tiểu đường có nên ăn mía và uống nước mía không?. Câu trả lời là “Có”, bệnh nhân tiểu đường không cần kiêng tuyệt đối vì nước mía cũng có rất nhiều lợi ích, hơn nữa lại là một thức uống giải khát tuyệt vời trong mùa hè nóng nực. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống 1-2 cốc mỗi tuần và phải cắt giảm lượng carb trong các bữa ăn còn lại.

Xem thêm: có bầu mấy tháng được uống nước mía