Đậu phụ được xem là một trong những thức ăn được các tín đồ giảm cân tin tưởng sử dụng. Nhưng cũng có không ít người áp dụng sai cách và hiểu sai về hàm lượng dinh dưỡng bên trong đậu phụ bởi ở mỗi loại đậu phụ khác nhau sẽ có hàm lượng calo khác nhau. Vậy đậu phụ bao nhiêu calo? Có những loại đậu phụ nào và có bao nhiêu cách chế biết những món ăn giảm cân từ đây. Cùng tham khảo ngay sau đây nhé!
Đậu phụ bao nhiêu calo?
Nguồn gốc của đậu phụ
Đậu phụ có nguồn gốc từ hạt đậu nành. Bằng cách vắt, nghiền các hạt đậu nành nguyên chất sau đó ép thành một khối rắn, chuyển làm lạnh để tạo thành đậu phụ. Loại thực phẩm quen thuộc này có kết cấu dạng rắn, mềm và mịn. Qua các quá trình chế biến khác nhau mà đậu phụ chuyển sang giòn.
Theo lịch sử, đậu phụ đã được con người tạo thành từ các hạt đậu nành cách đây 2000 năm. Quốc gia đầu tiên làm đậu phụ chính là Trung Quốc. Chính vì sự dễ làm, dễ ăn và bổ dưỡng mà đậu phụ trở nên phổ biến.
Nhật Bản là nước tiếp theo ở Châu Á yêu thích ăn đậu phụ. Đến năm 1960, các quốc gia phương Tây quan tâm nhiều đến chế độ ăn uống lành mạnh, họ sử dụng đậu phụ như một món ăn bổ dưỡng để cung cấp năng lượng và giảm cân.
Đậu phụ bao nhiêu calo?
Bạn có thể tìm thấy trong các siêu thị có rất nhiều loại đậu phụ khác nhau. Cùng với đó có nhiều cách chế biến đậu phụ. Do đó mà để trả lời cho câu hỏi đậu phụ bao nhiêu calo thì phải xét theo từng loại. Dưới đây là hàm lượng calo trong các loại đậu phụ phổ biến (chỉ xét với khối lượng cố định là 100gr), bạn tham khảo:
- Đậu phụ thường: loại đậu phụ thường, được dùng thường xuyên sẽ chứa khoảng 61 calo.
- Đậu phụ chiên: chứa khá nhiều calo lên tới 271 calo, chủ yếu là chất béo.
- Đậu phụ đông lạnh: đậu phụ được đông lạnh (hoặc làm khô) cũng chứa hàm lượng calo cao tới 471.
- Đậu phụ trắng: loại đậu phụ tại Osaka được sử dụng nhiều để giảm cân vì chỉ có 77 calo.
- Đậu phụ muối, lên men: 116 calo khi được trộn với các món ăn muối, ăn kèm.
- Đậu phụ luộc: khoảng 95 calo. Tuy nhiên, hàm lượng calo này chứa nhiều chất xơ hơn là chất béo.
- Đậu phụ sốt cà chua: có khoảng 197 calo, phần lớn là chất béo.
Như vậy, bạn có thể nhận thấy rằng tùy từng loại đậu phụ cũng như cách chế biến mà sẽ chứa hàm lượng calo khác nhau. Tùy từng mục đích sử dụng như giảm cân, tăng cường dinh dưỡng mà bạn nên cân nhắc để ăn phù hợp.
Thành phần dinh dưỡng trong đậu phụ
Bên cạnh câu hỏi đậu phụ bao nhiêu calo thì thành phần đậu phụ cũng được nhiều người quan tâm. Đậu phụ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Theo nghiên cứu thì cứ 100gr đậu phụ tươi thì có chứa khoảng 6.55gr protein, 3.69gr chất béo tốt và 1.8 gr carbohydrate. Do đó mà đậu phụ được xét là một trong số thực phẩm tốt hàng đầu cho cơ thể con người chúng ta.
Bởi vì có nguồn gốc tự đậu nành (1 trong 5 loại ngũ cốc tốt nhất) nên đậu phụ cũng thừa hưởng những chất dinh dưỡng quý báu. Ở phương Tây, họ sử dụng đậu phụ để thay thế cho các loại bánh mì ăn hàng ngày để giảm mức cholesterol xấu.
Ngoài ra, thực phẩm này chứa một hoạt chất có tên là phytoestrogen. Chất này có cấu tạo tương tự như nội tiết tố của phụ nữ là estrogen. Điều này giải thích cho việc các bác sĩ rất khuyên phụ nữ ăn đậu phụ để cân bằng nội tiết, giúp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.
Trong đậu phụ cũng chứa rất nhiều khoáng chất như magie, natri, kẽm, selen, đồng, photpho,… có lợi cho việc phát triển các tế bào cơ. Những người luyện tập thể dục thể thao được các chuyên gia khích ăn đậu phụ với khối lượng nhất định để giúp phát triển cơ hiệu quả.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng đậu phụ
Ngoài đậu phụ bao nhiêu calo thì nhiều người có nhiều thắc mắc liên quan đến đậu phụ như sau:
Ăn đậu phụ có béo không?
Như phân tích thành phần dinh dưỡng có trong đậu phụ phía trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng chất béo có chứa trong đậu phụ không đáng kể, phần lớn là chất béo tốt.
Đây là thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích những người ăn kiêng sử dụng thay thế cho các loại thịt. Người ăn thuần chay hoặc ăn theo chế độ như eat-clean, keto,… đều sử dụng đậu phụ hàng ngày. Có rất nhiều món ăn “thịt giả” được làm từ đậu nành (nguồn gốc của đậu phụ).
Ngoài ra, đậu phụ được xếp vào nhóm thực phẩm không béo. Nguồn dinh dưỡng từ đậu phụ tập trung vào protein có khả năng giảm chất béo đáng kể so với nguồn protein hấp thụ từ thịt động vật. Tuy nhiên, để giảm béo bạn không nhất thiết phải tuân theo chế độ ăn thuần chay. Sự kết hợp và chế biến đa dạng các loại món ăn chứa đậu phụ sẽ giúp bạn vừa ngăn ngừa béo phì, giảm cân vừa có được trải nghiệm quá trình ăn uống vui vẻ.
Ăn đậu phụ có tốt không?
Do chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên ăn đậu phụ rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích mà đậu phụ mang tới cho bạn:
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: trong đậu nành chứa isoflavone là một chất có khả năng giảm mức độ cholesterol xấu trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch hiệu quả.
- Ngừa ung thư: đậu phụ có selen và khoáng chất rất dồi dào nên giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa được bệnh ung thư đường ruột, tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, bạn chỉ được ăn số lượng vừa phải.
- Ngừa tiểu đường: các món ăn từ đậu phụ giúp giảm lượng đường ở trong máu đáng kể. Nếu một ngày bạn ăn khoảng 10mg đậu phụ thì đã giảm được tới 25% tái phát bệnh tiểu đường.
- Giảm triệu chứng tiền mãn kinh: đậu phụ chứa nhiều canxi nên rất có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh khi lượng estrogen mất cân bằng. Ăn đậu phụ lượng vừa đủ sẽ giảm các cơn nóng trong ngừa, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ bị loãng xương, viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
- Làm chậm quá trình lão hóa: ăn đậu phụ thường xuyên giúp làm chậm quá trình lão hóa, giúp da đàn hồi, săn chắc các cơ.
- Ngăn ngừa rụng tóc: tóc của chúng ta được nuôi dưỡng bởi một loại protein gọi là keratin nên việc bổ sung đậu hàng ngày cũng là cách để hạn chế rụng tóc, kích thích tóc mọc dài.
Ăn đậu phụ rán có béo không?
Liên quan đến câu hỏi đậu phụ bao nhiêu calo thì ăn đậu phụ rán có béo không rất nhiều người thắc mắc. Như đã phân tích ở trên, trong 100gr đậu phụ rán/chiên có chứa tới 247 calo. Đây là hàm lượng calo tương đối cao do đó mà bạn nên hạn chế chế biến và ăn đậu phụ khi đã chiên qua dầu mỡ nhiều.
Top những công thức dùng đậu phụ để giảm cân
Những món ăn từ đậu phụ rất bổ dưỡng nên bạn cũng có thể biến hóa nhiều cách làm khác nhau để ăn vừa miệng mà không sợ béo. Dưới đây là 3 món ăn có chứa thành phần đậu phụ mà bạn không nên bỏ qua.
Đậu phụ hấp tôm
Chuẩn bị:
- 1 miếng đậu phụ tươi
- 2 đến 3 cây hành lá, xắt nhỏ
- 20gr tôm khô, rửa sạch
- 4 củ hành khô thái lát
- Nước tương
- Dầu ăn, dầu hào
Cách làm:
- Đậu phụ sau khi đã mua về rồi thì bạn nên đi đem rửa qua lại một lượt và để ráo. Sau đó, bạn hấp đậu phụ trong nồi khoảng 5 phút với nhiệt độ vừa phải, tránh để nát. Cách tốt nhất là bạn hấp cách thủy, sau đó cắt toàn bộ nước ở trong bát.
- Bắc chảo và đun nóng dầu ăn, cho hành thái lát đã cắt vào đảo đều tay. Khi hành đã vàng, bạn vớt hành ra đĩa riêng.
- Bạn nên sử dụng chảo phi hành vừa rồi để đảo tôm khô cho đến khi tôm có mùi thơm là được.
- Tiếp đó, bạn rưới dầu hào lên trên, đỏ tiếp nước tương lên đậu phụ đã hấp. Cuối cùng, bạn rắc tôm khô, hành phi, hành lá đã xắt nhỏ lên trên đậu để thưởng thức.
Dùng món này với cơm trắng rất “đưa cơm” nhưng bạn nên không ăn cơm trắng quá nhiều nhé!
Đậu phụ sốt trứng muốiChuẩn bị:
- 2 miếng đậu phụ tươi
- 2 trắng vịt muối
- 1 nhánh hành lá
- Các gia vị: dầu ăn, bột nêm, bột ngọt
Cách làm:
- Trứng vịt muối sau khi rửa sạch thì bạn luộc chín. Sau đó, bạn vớt trứng ra ngâm cùng với nước lạnh cho nguội, bóc vỏ lấy lòng trắng trứng.
- Dùng thìa đánh nhuyễn lòng đỏ vỏ trứng.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ và để riêng phần đầu trắng để phi thơm.
- Đậu phụ đem rửa sạch, để ráo nước, xắt miếng rồi chiên vàng đều các mặt. Khi đã chín, bạn vớt đậu ra, để ráo mỡ.
- Phi phần đầu hành trắng cùng với lòng đỏ trứng muối, để lửa vừa phải, tránh để to có thể dẫn tới bị chát.
- Cho 2 thìa nước sôi, một chút bột nêm, bột ngọt nếm vừa đủ. Dùng đũa đánh bông hỗn hợp trên sau đó nêm nếm lại một lần nữa để vừa miệng ăn.
- Bạn cho phần đậu phụ đã chiên vàng vào chảo, đảo đều tay trong khoảng 3 phút thì sẽ thấy nước sốt trứng bám đều ở quanh miếng đậu.
Món ăn đậu phụ sốt trứng muối này chứa hàm lượng không quá cao, ăn rất ngon. Bạn nào đang ăn kiêng thì dùng món này thường xuyên rất phù hợp.
Canh đậu phụ non thịt xay
Chuẩn bị:
- 200gr thịt nạc xay
- 150gr đậu phụ non
- 1 quả cà chua
- 2 đến 3 nhánh thì là
- 1 hành củ
- Gia vị các loại: muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu
Cách làm:
- Ướp nửa thìa hạt nêm, nửa thì muối và một chút hạt tiêu với thịt nạc đã rửa sạch.
- Đậu phụ non cũng rửa qua và cắt thành các miếng nhỏ.
- Cà chua đem xắt múi, thì là rửa sạch, cắt thành khúc.
- Bắc chảo lên bếp và cho dầu ăn vào đun nóng.
- Cho hành vào chảo và phi vàng đều, tiếp đó cho thêm thịt nạc xay vào để xào chín lên.
- Đổ tiếp cà chua để xào cho đến khi chín tới thì bạn đổ nước lạnh vừa đủ (ngâp mặt cà chua), đun cho đến khi sôi.
- Cuối cùng bạn cho đậu phụ non, bật lửa nhỏ để đậu không nát. Nêm thêm nửa thìa muối, nước mắm vừa miệng.
Những lưu ý khi ăn đậu phụ
Đậu phụ bao nhiêu calo không còn quá quan trọng. Bạn nên quan tâm những đối tượng nên và không nên ăn đậu phụ. Tuy có nhiều dưỡng chất nhưng bác sĩ khuyến cáo một số người mắc bệnh không nên dùng các món ăn có chứa nguyên liệu này. Dưới đây là những chú ý khi ăn đậu phụ rất cần thiết:
Những đối tượng không nên ăn đậu phụ
- Người bị viêm dạ dày: do đậu phụ cung cấp hàm lượng protein nhiều nên việc ăn quá nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm còn kích thích tiết acid dạ dày dẫn tới tình trạng đầy hơi.
- Người bị suy tuyến giáp: hàm lượng isoflavone trong đậu có khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú nhưng đây lại là tác nhân ngăn cản các enzyme sản xuất ra hormon tuyến giáp. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị căn bệnh này thì nên hạn chế ăn đậu tối đa.
- Người bị bệnh gout: theo các chuyên gia thì trong bữa ăn của người bị bệnh gout thì không được chứa nhiều đạm. Do đó, giới hạn 1 bữa thì bạn chỉ được phép ăn 1 món đạm, nếu có thịt thì không nên tiếp tục ăn đậu.
- Người bị thiếu máu, bị bệnh tiêu hóa: những người bị thiếu máu, quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng thì không nên thêm đậu phụ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Như đã nói ở trên, những người bị dạ dày thì không ăn đậu phụ. Người có tiêu hóa kém thì sẽ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
- Người cao tuổi, bị mắc bệnh thận: nếu có vấn đề về thận thì bạn cũng nên chỉ ăn 2 đến 3 bữa có món chứa thành phần đậu phụ trong 1 tuần. Ăn nhiều sẽ làm gánh nặng cho thận.
- Người thiếu iốt: theo các chuyên gia thì người thiếu iot thì nên nói không với đậu phụ bởi thành phần sapon.
Không ăn đậu phụ khi đang dùng thuốc tetracyclin
Bác sĩ khuyên những người đang sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline thì không nên ăn đậu phụ tươi cũng như các món ăn được chế biến từ loại nguyên liệu này.
Nguyên nhân là bởi trong đậu phụ có chứa nhiều canxi, magie mà trong thuốc tetracycline lại có thành phần kháng hai chất trên. Như vậy, bạn ăn đậu sẽ làm giảm hiệu quả phòng và chữa bệnh của thuốc.
Những thực phẩm không ăn kèm với đậu phụ
- Không ăn đậu phụ liên tục: thực phẩm nào cũng có hàm lượng sử dụng nhất định, không được làm dụng. Trong đậu có chứa nhiều protein, purine, saponin gây chướng bụng, khó tiêu, bị tiêu chảy nếu ăn quá nhiều. Những người bị bệnh về đường tiêu hóa ăn nhiều đậu phụ thì tình trạng càng trở nên khó khăn hơn.
- Không ăn đậu phụ với rau bina, hành tây: trong đậu phụ có nhiều canxi còn rau bina, hành tây giàu acid folic. Dùng đậu phụ kết hợp với rau bina hay hành tây để chế biến món ăn cùng nhau dẫn tới hiện tượng canxi oxalat tích tụ, có thể gây sỏi thận.
- Không ăn chung đậu phụ với sữa bò: không ăn chung đậu phụ với sữa bò. 2 loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau nên cùng lúc cả hai được nạp vào cơ thể sẽ giảm sự hấp thụ calcium trong cơ thể.
- Không ăn đậu phụ với mật ong: nếu ăn đậu phụ và mật ong với nhau thì bạn rất dễ bị tiêu chảy bởi trong mật ong chứa nhiều enzyme, đậu phụ thì chứa nhiều khoáng chất. Hai thực phẩm này ăn cùng lúc dẫn tới các chất phản ứng không tương thích khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Không ăn chung đậu phụ với măng: canxi sulfate có nhiều trong đậu, acid oxalic chứa nhiều trong măng. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tương tự như sự kết hợp của đậu phụ và rau bina, hành tây gây sỏi thận. Lưu ý: không nên kết hợp đậu phụ với các thực phẩm có tính chua.
- Không dùng đậu phụ chung với quả hồng: trong hồng có nhiều chất tannin, đậu lại chứa nhiều canxi clorua khi kết hợp với nhau tạo phản ứng canxi tannat dẫn tới sỏi thận, sỏi mật.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây về chủ đề đậu phụ bao nhiêu calo cũng như những vấn đề liên quan hữu ích cho bạn. Chúc bạn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể khỏe mạnh! Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật cho mình nhiều thông tin làm đẹp hữu ích nhé!