Tác dụng chữa bệnh

Ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tránh thai khác nhau cho chị. Tùy theo ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai và cơ địa để cho chị em lựa chọn. Nếu bạn chưa biết được ưu điểm của các phương pháp tránh thai thì cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

uu-nhuoc-diem-cua-cac-bien-phap-tranh-thai

1. Bao cao su nam và bao cao su nữ

Có một lý do làm cho bao cao su trở thành một biện pháp tránh thai chủ yếu và nên được sử dụng: Đó là vì bao cao su là biện pháp tránh thai duy nhất không chỉ phòng có thai ngoài ý muốn mà còn ngăn chặn được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn tình của bạn có nguy cơ lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục cho bạn, việc sử dụng bao cao su là bắt buộc nếu bạn không muốn mình cũng mắc bệnh. Ngày nay, có cả bao cao su dành cho nam và nữ để bạn lựa chọn (mặc dù tại Việt Nam, bao cao su dành cho nữ chưa được phổ biến bằng bao cao su dành cho nam). Thuốc diệt tinh trùng dưới dạng kem, dạng bọt hoặc dạng thạch cũng có tác dụng ngăn chặn như bao cao su. Nhưng thuốc diệt tinh trùng chi có thể phòng tránh thai cho khoảng 72% phụ nữ.

Ưu điểm: Bao cao su rất rẻ và cung cấp cho bạn sự bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV. Bao cao su dành cho nữ có thể làm cho phụ nữ chủ động hơn vì họ có thể tự dùng biện pháp bảo vệ cho mình.

Nhược điểm: Hiệu quả tránh thai của bao sao su nam chỉ khoảng 82% và với bao cao su nữ là khoảng 79%. Bởi vì vẫn tồn tại một tỷ lệ mang thai nhất định khi dùng bao cao su, nên một số bác sỹ vẫn thường đưa ra lời khuyên là dùng kết hợp bao cao su với một biện pháp tránh thai khác. Một số phụ nữ than phiền rằng bao cao su dành cho nữ thường rất khó để đặt vào và đôi khi tạo ra một số âm thanh kỳ quặc trong khi quan hệ.

2. Màng ngăn âm đạo

Đây là một biện pháp tránh thai dạng rào cản khác. Màng ngăn âm đạo như một chiếc cốc nhỏ, có tính đàn hồi, được đặt vào âm đạo để ngăn chặn tinh trùng tiến vào tử cung, và thường được dùng với chất diệt tinh trùng. Bạn cần phải được đặt màng ngăn âm đạo vừa khít với mình, được tiến hành bởi bác sỹ và phải được kiểm tra lại mỗi năm hoặc mỗi 2 năm.

Ưu điểm: Bạn có thể sử dụng màng ngăn âm đạo ở bất cứ thời điểm nào, trước khi quan hệ khoảng 24 tiếng. Màng ngăn âm đạo là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn có các tiền sử bệnh tật, như ung thư vú và không thích hợp để sử dụng các biện pháp tránh thai có hormone.

Nhược điểm: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, màng ngăn âm đạo nên được sử dụng cùng với chất diệt tinh trùng và phải được đặt lại tại chỗ trong khoảng 6 tiếng sau khi quan hệ tình dục. Việc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng đi tiểu sau khi quan hệ có thể giúp bạn tránh được nhiễm trùng. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV, màng ngăn âm đạo không phải lựa chọn tốt nhất bởi chất diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV từ bạn tình. Và, màng ngăn âm đạo chỉ có tác dụng tránh thai khoảng 88%.

3. Thuốc tránh thai

Có rất nhiều loại thuốc tránh thai cho phụ nữ lựa chọn, bao gồm các loại thuốc chỉ chứa progestin và các loại thuốc phối hợp estrogen và progestin.

Ưu điểm: Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai đúng cách, tỷ lệ thất bại chỉ khoảng 1%. Viên tránh thai phối hợp còn có tác dụng làm giảm đau bụng kinh, giảm mức độ chảy máu khi có kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Thuốc tránh thai cũng có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh viêm, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin là lựa chọn tốt dành cho những phụ nữ đang cho con bú bởi nó không ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa. Loại thuốc này cũng an toàn hơn cho những phụ nữ có tiền sử hình thành cục máu đông hoặc không kiểm soát được huyết áp. Cả 2 loại thuốc tránh thai đều có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí, bạn có thể sử dụng để kiểm soát số chu kỳ kinh nguyệt bạn có trong năm.

Nhược điểm: Nếu quên uống thuốc, tỷ lệ thất bại của biện pháp này sẽ lên tới 8%. Nếu bạn uống thuốc tránh thai chỉ có progestin, việc nhớ uống thuốc vào đúng giờ hàng ngày là rất quan trọng. Thuốc tránh thai có thể gây rỉ máu, căng tức ngực, buồn nôn và suy giảm ham muốn tình dục. Viên uống phối hợp có thể đi kèm với nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân và làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu bạn là người hút thuốc.

uu-nhuoc-diem-cua-cac-bien-phap-tranh-thai-1Xem thêm: 2 loại thuốc tránh thai hàng ngày tốt nhất hiện nay

4. Miếng dán tránh thai và vòng âm đạo

Miếng dán tránh thai và vòng âm đạo là hai biện pháp tránh thai sử dụng hormone estrogen và progestin như viên uống tránh thai, nhưng không yêu cầu bạn phải sử dụng hàng ngày như thuốc tránh thai. Miếng dán tránh thai là một miếng dán mỏng, có thể dán lên bụng, mông, cánh tay và có thể được thay thế hàng tuần. Vòng âm đạo là một dụng cụ nhỏ, đàn hồi được đặt bên trong âm đạo và được đặt trong khoảng 3 tuần, nhưng sẽ phải tháo ra trong tuần còn lại trong tháng.

Ưu điểm: Cả 2 loại biện pháp tránh thai này đều có cùng ưu điểm với viên uống tránh thai phối hợp, và chúng còn tiện lợi hơn viên uống tránh thai. Thêm vào đó, 2 biện pháp này có thể tiếp tục được sử dụng để bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt. Và cũng như viên uống tránh thai, hiệu quả tránh thai của 2 biện pháp này vào khoảng 92% và có thể hiệu quả hơn nếu được sử dụng đúng cách.

Nhược điểm: Miếng dán tránh thai có thể gây kích ứng da ở một số phụ nữ. Và cũng như viên uống tránh thai, miếng dán tránh thai và vòng âm đạo có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như rỉ máu, đau đầu, chướng bụng và căng tức ngực. Bạn không nên sử dụng các biện pháp này nếu bạn hay bị hình thành cục máu đông, không kiểm soát được huyết áp hoặc bị đau nửa đầu. Vòng âm đạo còn có thêm một tác dụng không mong muốn khác là gây kích ứng và chảy dịch từ âm đạo.

5. Thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai được tiêm vào cánh tay có thể có tác dụng tránh thai ít nhất là 3 tháng. Thuốc tiêm tránh thai ngăn chặn quá trình rụng trứng, và làm tinh trùng khó di chuyển hơn do làm tăng chất nhầy ở cổ tử cung.

Ưu điểm: Khi thuốc tiêm tránh thai được tiêm ở các cơ sở y tế, tỷ lệ mang thai sau khi tiêm thuốc là dưới 1%. Và bạn sẽ không phải suy nghĩ về các biện pháp tránh thai hàng ngày, hàng tuần hay thậm chí hàng tháng. Thuốc tiêm có thể làm giảm nguy cơ ung thư tử cung, và bảo vệ bạn khỏi các bệnh viêm vùng chậu (theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ).

Nhược điểm: Bạn sẽ phải đến các cơ sở y tế để tiêm thuốc, và thuốc tiêm thường sẽ gây chảy máu bất thường nhiều hơn viên uống, miếng dán và vòng âm đạo, đặc biệt trong khoảng 3-6 tháng đầu tiên bạn sử dụng biện pháp này. Sử dụng thuốc tiêm tránh thai kéo dài cũng làm giảm mật đọ xương và do đó, bạn nên đi kiểm tra mật độ xương nếu bạn đã dùng biện pháp này liên tục trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, việc giảm mật độ xương có thể khôi phục lại như bạn đầu khi bạn ngừng sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Nếu bạn có kế hoạch mang thai trong tương lai, bạn sẽ phải lên kế hoạch trước khi tiêm thuốc bởi thuốc tiêm tránh thai sẽ phải mất từ 3-18 tháng để bạn có thể rụng trứng trở lại.

uu-nhuoc-diem-cua-cac-bien-phap-tranh-thai-3

6. Vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một dụng cụ hình chữ T được đưa vào trong tử cung (được thực hiện bởi bác sỹ). Bạn sẽ phải lựa chọn giữa 2 loại: vòng tránh thai có chứa đồng hoặc vòng tránh thai có chứa progestin.

Ưu điểm: Vòng tránh thai là một lựa chọn tránh thai rất hiệu quả. Tỷ lệ mang thai ở những phụ nữ đã đặt vòng chỉ là dưới 1%. Vòng tránh thai gần như là vô hình, nếu chỉ nhìn từ bên ngoài và bạn không cần thiết phải sử dụng cùng với thuốc diệt tinh trùng. Vòng tránh thai bằng đồng có thể được đặt trong vòng 12 năm và vòng tránh thai hormone có thể được đặt trong vòng 5 năm. Vòng tránh thai chứa đồng thậm chí có thể được sử dụng nưh một biện pháp tránh thai khẩn cấp nếu được đặt trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Một ưu điểm khác của vòng tránh thai là mặc dù có tác dụng tránh thai kéo dài, nhưng bạn có thể sẽ mang thai được trở lại sau khi tháo vòng.

Nhược điểm: Vòng tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bị đau bụng. Và nếu bạn mắc các nhiễm trùng đường tình dục vào thời điểm đặt vòng, nguy cơ mắc các bệnh viêm vùng chậu của bạn sẽ tăng lên.

7. Que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai là một que nhựa (có kích thước bằng que diêm), có chứa progestin, và là một biện pháp tránh thai lâu dài. Que sẽ được cấy vào dưới da vùng cánh tay (thực hiện bởi bác sỹ) và sẽ có tác dụng ngăn chặn việc mang thai trong vòng 3 năm.

Ưu điểm: Bạn sẽ không phải lo nghĩ về việc tránh thai trong vòng 3 năm. Hiệu quả tránh thai của biện pháp này cũng tương đương với vòng tránh thai. Nếu bạn có kế hoạch sinh em bé, bạn vẫn có thể mang thai sau khi gỡ que cấy.

Nhược điểm: Đa số phụ nữ sẽ bị chảy máu bất thường trong vòng 1 năm đầu tiên, kể cả khi phụ nữ đã không có chu kỳ kinh nguyệt do sử dụng biện pháp này. Và nếu chảy máu bất thường là vấn đề, bạn có thể sử dụng estrogen để chống lại nó.

Xem thêm: 

Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Uống thuốc tránh thai hàng ngày bao lâu thì quan hệ được