Để giảm cảm giác tê bì, đau nhức và khó chịu, người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt. Theo Y cổ truyền, loại thảo dược này có tính ấm, mùi thơm, chứa nhiều hoạt chất có khả năng tiêu viêm, giảm đau, cải thiện cứng khớp, tăng lưu thông máu. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng do dây thần kinh tọa bị chèn ép và tổn thương.
Công dụng chữa đau dây thần kinh tọa của lá lốt
Lá lốt còn được gọi là Tất bát, tên khoa học Piper lolot L, thuộc họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae). Đây là một loại cây thảo thường được tìm thấy quanh vườn.
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm, vị cay nồng. Sử dụng thảo dược này giúp chỉ thống, hạ khí và ôn trung tán hàn. Ngoài ra, nhờ tính ấm lá lốt còn có tác dụng điều trị phong hàn thấp, tê bại, tay chân lạnh. Uống nước sắc hoặc chườm nóng với lá lốt giúp kích thích lưu thông máu và làm dịu cảm giác đau nhức, tê bì do dây thần kinh tọa bị tổn thương và chèn ép.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, lá lốt chứa tinh dầu và nhiều thành phần hóa học có tác dụng giảm viêm, cải thiện đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh (dây thần kinh tọa, dây thần kinh quanh cột sống…), cải thiện lưu thông máu, duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Bên cạnh đó việc thường xuyên sử dụng lá lốt có thể giúp người bệnh trị rối loạn tiêu hóa, sình bụng, đầy hơi, đau răng, đau đầu, đau bụng tiêu chảy, chảy nước mũi hôi, phù thũng, phong thấp, tê thấp đau lưng, đau nhức xương, bàn chân tê buốt, tay chân tê mỏi và ra nhiều mồ hôi…
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt giúp nhanh khỏi
Đau dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân đau nhức nhiều ở vùng thắt lưng, đau lan tỏa sang hông, di chuyển xuống mặt ngoài của đùi, ra mặt trước của cẳng chân, phía ngoài của mắt cá chân, cuối cùng đến các ngón chân. Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi vận động, kèm theo cảm giác tê bì, yếu cơ, châm chích ở cẳng chân, bàn chân và ngón chân.
Để giảm đau dây thần kinh tọa và cải thiện những triệu chứng đi kèm, người bệnh có thể thêm lá lốt vào quá trình điều trị với nhiều cách khác nhau, cụ thể:
1. Cách chườm nóng với lá lốt và muối hạt chữa đau dây thần kinh tọa
Khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể sao nóng, chườm lá lốt và muối hạt lên những khu vực đang bị đau nhức. Biện pháp này có tác dụng giảm đau (bao gồm cả đau nhức xương khớp và đau dây thần kinh tọa), giảm viêm, hạn chế cảm giác khó chịu và tê bì tại vùng thắt lưng. mông và chân.
Ngoài ra, việc chườm nóng với lá lốt và muối hạt còn giúp người bệnh tăng cường lưu thông máu, cải thiện và hạn chế tình trạng tê yếu, cứng khớp, tăng khả năng chữa lành tổn thương, duy trì khả năng vận động của người bệnh.
Hướng dẫn cách chườm nóng với lá lốt và muối hạt chữa đau dây thần kinh tọa:
Nguyên liệu:
- 200 gram lá lốt tươi
- Một chén muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, cho nguyên liệu vào cối và giã nát
- Xào nóng kết hợp trộn đều lá lốt và muối hạt
- Bọc hỗn hợp trong một miếng vải sạch và buộc chặt miệng vải
- Đợi 5 phút, chườm thuốc dọc theo dây thần kinh tọa
- Nên chườm nóng với ngải cứu – lá lốt 2 lần/ ngày, 20 phút/ lần.
3. Cách giảm đau dây thần kinh tọa bằng rễ lá lốt và rượu gạo
Rượu gạo có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu lượng máu về các cơ quan, giảm viêm và tăng khả năng chống khuẩn. Ngoài ra khi kết hợp rượu gạo và lá lốt, người bệnh có thể nhận thấy nhiều tác dụng hữu hiệu khác. bao gồm:
- Giảm đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa
- Tán ứ, kích thích quá trình lưu thông máu
- Thư giãn cơ, dây thần kinh và các khớp xương
- Trị bàn chân tê buốt, tay chân tê mỏi và ra nhiều mồ hôi
- Hạn chế tình trạng yếu cơ dẫn đến bại liệt…
Hướng dẫn cách giảm đau dây thần kinh tọa bằng rễ lá lốt và rượu gạo
Nguyên liệu:
- 200 gram rễ cây lá lốt
- 1,5 lít rượu gạo.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ đất cát và rửa sạch rễ cây lá lốt
- Để ráo nguyên liệu và đựng trong bình thủy tinh, rót rượu
- Đậy kín nắp và ngâm trong 30 ngày
- Khi dùng, lấy bông gòn thấm rượu thuốc và thoa lên đường đi của dây thần kinh tọa
- Xoa bóp nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút
- Mỗi ngày xoa bóp từ 1 – 2 lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm
4. Chữa đau thần kinh tọa bằng cách kết hợp lá lốt với lá ngải cứu
Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, tác dụng làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, lưu thông khí huyết, giảm đau. Theo Nghiên cứu được lý hiện đại, các thành phần hóa học trong ngải cứu như Phellandrene, Cadiene, Thujyl alcol… có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trị chứng đau nhức xương khớp do thấp nhiệt, đau dây thần kinh tọa.
Ngoài ra chườm ấm bằng lá ngải cứu còn có tác dụng trị tê thấp, tê bại tay chân, phong thấp gây đau nhức, đổi nhiều mồ hôi. Đồng thời giảm cảm giác tê yếu, châm chích ở những khu vực có dây thần kinh bị tổn thương. Vì thế khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể kết hợp lá lốt và lá ngải cứu để kiểm soát tình trạng.
Hướng dẫn chữa đau thần kinh tọa bằng cách kết hợp lá lốt với lá ngải cứu:
Nguyên liệu:
- 100 gram lá lốt
- 100 gram lá ngải cứu
- 100ml giấm.
Cách thực hiện:
- Lần lượt rửa sạch lá lốt và lá ngải cứu, sau đó giã nát các nguyên liệu
- Thêm giấm, trộn đều và chưng nóng hỗn hợp
- Để hỗn hợp nguội bớt và đắp lên những vị trí bị đau
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần từ 20 – 30 phút
- Sau 5 – 7 ngày kiên trì, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ.
5. Cách ngâm chân với nước lá lốt giảm tê bì và đau thần kinh tọa
Thường xuyên ngâm chân với nước lá lốt có thể giúp người bệnh tán hàn, trừ tê thấp, giảm cảm giác tê bì và nhức mỏi do dây thần kinh tọa bị chèn ép và tổn thương. Ngoài ra biện pháp này còn mang đến nhiều lợi ích khác, bao gồm:
- Tạo cảm giác thoải mái, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn
- Thư giãn khớp xương, dây thần kinh và các mô mềm xung quanh
- Hạn chế tình trạng cứng khớp, giúp đi lại dễ dàng
- Giảm viêm, sưng.
Hướng dẫn cách ngâm chân với nước lá lốt giảm tê bì và đau thần kinh tọa:
Nguyên liệu:
- Một nắm lá lốt
- 1 nhánh gừng nhỏ
- 1 ít muối hạt
- Nước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt
- Rửa sạch gừng, thái lát
- Đun sôi gừng và lá lốt trong 2 lít nước
- Sau 5 phút, thêm muối hạt, khuấy tan và đổ nước ra chậu
- Để nước nguội bớt, ngâm chân và xoa bóp nhẹ nhàng trong 10 phút
- Thực hiện 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Kiên trì đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
6. Cách kết hợp lá lốt với các vị thuốc khác chữa đau dây thần kinh tọa
Tác dụng:
- Cải thiện cảm giác đau nhức và tê bì do dây thần kinh tọa bị tổn thương
- Chống viêm và chống nhiễm khuẩn
- Tán hàn, trừ phong thấp, đau nhức xương
- Cải thiện khả năng vận động cho người bệnh
- Kiểm soát căng thẳng, hỗ trợ tăng chất lượng giấc ngủ, giúp tinh thần sảng khoái
- Hạn chế cứng khớp, phòng ngừa tê bại.
Nguyên liệu:
- 12 gram rễ lá lốt
- 12 gram dây chìa vôi
- 12 gram cỏ xước
- 12 gram hoàng lực
- 12 gram đơn gối hạc
- 12 gram độc lực
- 12 gram hạt xích hoa xà.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc
- Sắc lấy nước uống trong ngày
- Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc
- Kiên trì từ 10 – 20 ngày để cải thiện tình trạng.
7. Cách chữa đau dây thần kinh tọa bằng món ăn từ lá lốt
Những lợi ích khi sử dụng món ăn bài thuốc từ lá lốt:
- Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
- Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa, giảm cảm giác tê bì khó chịu
- Bảo vệ và duy trì chức năng của xương khớp, dây thần kinh, cơ, mô mềm
- Ổn định lưu thông máu và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
- Phòng ngừa các bệnh xương khớp khác như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương…
Hướng dẫn cách chữa đau dây thần kinh tọa bằng món ăn từ lá lốt:
Nguyên liệu:
- 100 gram lá lốt
- 200 gram thịt nạc heo
- Hành tím, tỏi
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch thịt heo, băm nhuyễn, trộn cùng với hành, tỏi (đã sơ chế) cùng một số gia vị
- Rửa sạch lá lốt và để ráo nước
- Dùng lá lốt bọc thịt để tạo thành nhiều cuộn
- Nướng chín lá lốt cuộn thịt và ăn với bún hoặc cơm nóng
- Ăn 3 – 4 lần/ tuần để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Những điều cần lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt
Để tăng độ an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây trước khi chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt:
- Thăm khám để kiểm tra tình trạng đau dây thần kinh tọa và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng lá lốt điều trị đau dây thần kinh tọa, lợi ích, rủi ro, liều lượng và cách sử dụng hợp lý.
- Người bệnh nên sử dụng lá lốt khi có cơn đau nhẹ hoặc trung bình, tình trạng tê bì không quá nghiêm trọng. Đối với những trường hợp đau nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc tây để khắc phục tình trạng.
- Tương tự như các loại thảo dược điều trị đau dây thần kinh tọa khác, lá lốt thường phát huy tác dụng chậm. Ngoài ra hiệu quả còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Vì thế bệnh nhân cần kiên trì áp dụng để cảm nhân hiệu quả, tránh điều trị ngắt quãng.
- Bệnh nhân lưu ý đổi phương pháp điều trị nếu lá lốt không mang đến hiệu quả sau 10 ngày áp dụng.
- Lá lốt là loại thảo dược lành tính. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng để giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ hoặc rủi ro không mong muốn.
- Nếu bị nôn, chóng mặt, đau đầu, dị ứng da hoặc có các biểu hiện bất thường khác trong thời gian chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt, người bệnh cần ngừng sử dụng lá lốt, theo dõi tình trạng và hỏi ý kiến bác sĩ về các xử lý.
- Người bệnh có thể gặp một số vấn đề về da khi chườm, đắp lên những vùng da quá nhạy cảm. Vì thế hãy thận trọng khi dùng.
- Tránh chườm, đắp với nguyên liệu quá nóng để hạn chế bỏng da.
- Cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không có khả năng điều trị căn nguyên của bệnh.
- Nên kết hợp cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt với các biện pháp khác như ăn uống lành mạnh, đủ chất, vận động nhẹ nhàng… để tăng hiệu quả giảm đau, cải thiện khả năng vận động của các khớp, tăng lưu thông máu và làm co giãn các cơ.
- Giữ ấm cơ thể cũng là một cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau dây thần kinh tọa khi thời tiết lạnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng. Đồng thời thay thế lá lốt bằng các phương pháp điều trị thích hợp hơn nếu cần thiết.
Các cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt không chỉ giúp người bệnh giảm đau, tê bì mà còn giúp kích thích lưu thông máu, duy trì chức năng xương khớp, cải thiện khả năng vận động, phòng ngừa nhiều bệnh xương khớp khác. Vì thế, người bệnh cần kiên trì dùng lá lốt và sử dụng đúng cách để sớm cải thiện bệnh.
Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn, giảm rủi ro và biến chứng.