Mẹo vặt

Top 5 cách chữa viêm tai giữa tại nhà có hiệu quả cao nhất

Viêm tai giữa gây đau nhức tai, tai chảy mủ… và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó cách bài thuốc chữa viêm tai giữa từ các nguyên liệu thiên nhiên được rất nhiều người bệnh quan tâm.

viem-tai-giua-12

1. Dùng lá kinh giới chữa viêm tai giữa

Thành phần trong lá kinh giới có chứa các chất chống oxy hóa, các khoáng chất như sắt, mangan, axit omega 3 và đặc biệt là Flavonoid. Nhờ đó, có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, sát khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm nhiễm, giúp loại bỏ các triệu chứng của viêm tai giữa.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá kinh giới
  • Cam thảo
  • Ngân hoa
  • Xương bồ
  • Cây hoa xuyến chi
  • Liên kiều

Cách thực hiện

  • Đem các thảo dược trên rửa sạch vài lần với nước rồi cho vào nồi.
  • Thêm khoảng 1,5 lít nước vào nồi thuốc và đun sôi cho đến khi lượng nước còn ½ thì tắt bếp.
  • Gạn lấy nước thuốc và uống làm 3 lần trong ngày.

Thực hiện cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà này liên tiếp khoảng 10 – 15 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.

2. Cách trị viêm tai giữa ở người lớn tại nhà bằng phèn chua

Minh phàn, khô phàn, phàn thạch… là những tên gọi khác của phèn chua. Theo đông y, nguyên liệu này không độc và có khả năng sát trùng, giảm ngứa, diệt khuẩn, kháng viêm. Nhờ vậy, có tác dụng điều trị viêm tai giữa tại nhà nếu thực hiện đúng cách dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Phèn chua: 0,5g
  • Ngũ bột tử

Cách thực hiện

  • Cho phèn chua và ngũ bột tử lên cùng một miếng sắt sạch. Sau đó, đun nóng trên bếp, đến khi đường phèn và ngũ bột tử quện chung với nhau thì tắt bếp.
  • Đem hỗn hợp nghiền thành bột và cho vào một chiếc bát sạch.
  • Vệ sinh tai thật sạch, thì cho hỗn hợp bột đã nghiền vào một tờ giấy đã cuộn thành hình chiếc phễu.
  • Đưa đầu nhỏ của phễu vào gần tai bị viêm và nhẹ nhàng thổi thuốc vào bên trong.

Lưu ý: Nếu áp dụng cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà này, bạn cần chắc chắn rằng trong 24 giờ qua không hề sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.

chua-viem-tai-bang-phen-chua

3. Chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông còn có tên gọi khác là lá mơ. Loại lá này có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và đặc biệt khả năng hút mủ ở bên trong tai… Vì thế, sử dụng đúng cách loại lá này sẽ mang đến hiệu quả chữa viêm tai giữa khá tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 – 2 lá mơ rồi đem rửa sạch, để cho khô nước hoàn toàn.
  • Lấy lá mơ hơ trên ngọn lửa để lá mềm thì dừng lại. Tiến hành cuộn lá thành hình điếu thuốc.
  • Nằm nghiêng bên và đảm bảo bên tai đầu hướng lên trên. Lúc này, bạn chỉ cần đút ½ điếu thuốc lá mơ vào bên trong tai trong khoảng 10 phút thì lấy ra.
  • Làm mềm lá mơ lông bằng cách hơ trên lửa. Sau đó, cuộn thành hình điếu thuốc rồi nhét ½ chiều dài vào bên trong tai. Để nguyên như vậy và sáng hôm sau thì lấy ra sẽ giúp lượng dịch mủ trong tai được hút ra ngoài.

Áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần để sớm loại bỏ hết lượng mủ dịch ở trong tai giữa cũng như giảm đau tai.

4. Sử dụng cây sống đời trị viêm tai giữa ở người lớn

Cây sống đời theo đông y có tính mát, giải nhiệt nên sẽ loại bỏ triệu chứng nóng rát tại tai giữa. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có tác dụng giảm sưng viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bên trong tai.

Cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà bằng cây sống đời được thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá cây sống đời rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Vớt ra và để ráo.
  • Nghiền hoặc giã nát lá, sau đó ép lấy nước cốt.
  • Sử dụng nước cốt của cây lá sống đời nhỏ vào tai đau từ 1 – 3 giọt, ngày 1 – 2 lần.

Áp dụng cách này liên tục trong 7 – 10 ngày, các triệu chứng của viêm tai giữa sẽ giảm.

5. Cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà bằng lá hẹ

Thành phần trong lá hẹ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên tốt cho cơ thể. Đồng thời, hoạt chất trong hẹ có tính kháng sinh nên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, chống viêm.

Để chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, các bạn có thể áp dụng theo cách sau:

  • Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi. Để đảm bảo loại hết tạp chất, bụi bẩn, có thể ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Vớt lá hẹ ra, ép lấy nước cốt. Sau đó, cho nước cốt vào lọ nước muối Nacl 0,9%. Nhỏ vào bên tai bị viêm từ 2 – 3 giọt, ngày áp dụng 2 – 3 lần cho đến khi hết bệnh.

Xem thêm các loại kháng sinh chữa viêm tai giữa:

Thuốc Augmentin 1g

Thuốc Zinnat 500 mg