Mất trí nhớ là một căn bệnh không phân biết tuổi tác. Theo các nghiên cứu gần đây, thì tỷ lệ người trẻ mất trí nhớ ngày càng tăng. Do đó, việc tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra mất trí nhớ ở người trẻ đó là một cách giúp bạn tránh khỏi căn bệnh mất trí nhớ khi còn trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh mất trí ở người trẻ, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Quá trình chuyển hóa của các gốc tự do
Một trong các nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ ở những người trẻ tuổi hay gặp chính là do tác động của các gốc tự do, được sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể. Các gốc tự do này thường tác động lên những mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – nơi chiếm khoảng 60% lipid của cơ thể.
Do đó, ở người trẻ, các hoạt động chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ sản sinh nhiều gốc tự do và dẫn đến tăng nguy cơ gây hư hỏng các tế bào thần kinh. Cuối cùng là não bộ bị tổn thương và gây nên triệu chứng suy giảm trí nhớ.
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ do trầm cảm và stress
Cuộc sống của người trẻ đa phần sẽ gặp rất nhiều áp lực từ chuyện công việc, học hành, hoặc đối diện với tình trạng thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm… dễ dẫn đến stress. Việc thần kinh bị căng thẳng làm chúng ta khó tập trung bởi lúc này tình trạng stress sẽ tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật. Từ đó, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ bị phân tán tư tưởng và giải quyết một cách chậm chạp vấn đề đang gặp phải. Nếu để tình trạng này lâu dài sẽ làm não bộ bị suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.
Bị rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng và đào thải độc tố. Đồng thời, lúc này sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ các thông tin khi ngủ và chuyển thông tin đó đến vỏ não trước trán, sau đó lưu giữ ký ức tại đây.Tình trạng thiếu ngủ, hoặc ngủ không đủ giấc sẽ làm luồng thông tin về vỏ não trước trán bị ngưng trệ và gây nên mất trí nhớ ngắn hạn hoặc mau quên. Nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là khoảng từ 7-8 tiếng một ngày. Cùng với đó, chất lượng giấc ngủ phải đủ sâu, sau khi ngủ cơ thể phải tỉnh táo không mệt mỏi và phải loại bỏ những ảnh hưởng của tác động bên ngoài.Do đó, muốn có một giấc ngủ tốt, giúp cơ thể lưu trữ ký ức hiệu quả thì chúng ta cần biết cách loại bỏ các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Khi đó, não bộ sẽ được phục hồi, các nguy cơ tổn thương não, suy giảm trí nhớ cũng được loại bỏ theo.
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ do áp lực công việc
Khi cơ thể phải làm quá nhiều việc cùng lúc, bộ não bị quá tải, khiến não bộ căng thẳng nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, lâu dần gây suy giảm trí nhớ. Tốt nhất bạn nên xây dựng cho mình kế hoạch làm việc khoa học, phân bổ công việc hợp lý để đầu óc có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng
Dinh dưỡng cũng là yếu tố không thể thiếu cho một bộ não khỏe mạnh. Các vấn đề như thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm chúng ta mệt mỏi, chóng mặt, cộng với các áp lực trong cuộc sống cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ cho người trẻ.Ngoài ra, một số khoáng chất, đặc biệt là các loại vitamin nhóm B (B1 và B12) khi thiếu hụt cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của bạn. Vitamin B1 có vai trò giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của chúng ta. Khi bị thiếu hụt loại vitamin này sẽ gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff, gây mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn ở con người.
Hiện nay để ngăn chặn tình trạng mất trí nhớ đối với người trẻ, chúng ta có rất nhiều cách từ những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, các bài thuốc trị mất trí nhớ trong dân gian, các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ tảo xoắn Nhật,…. điều có thể giúp bạn ngăn ngừa và giảm được tình trạng mất trí nhớ.