Tổng quát về nghệ

Những kỹ thuật nhân giống cây sứ cảnh

“Nhân giống cây sứ bằng cách nào?” đây là vấn đề mà mọi người thường đặt với chúng tôi khi mới bắt đầu chơi sứ, có rất nhiều cách để nhân giống cây sứ như nhân giống cây bằng hạt hay nhân giống cây bằng cành. Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kỹ thuật nhân giống cây sứ.

Kỹ thuật nhân giống sứ bằng hạt

Bình thường cây sứ thỉnh thoảng cũng cho trái,  nhất là vào mùa khô,  từ tháng giêng đến tháng 5. Trái sứ có từng cặp như sừng trâu dài khoảng 20-30 cm,  mỗi trái chứa từ 50-100 hạt. Hạt sứ to,  trụ tròn,  dài như hạt lúa,  có vỏ mềm xốp màu trắng với chùm lông tơ 2 đầu,  rất dễ nảy mầm khi ươm.

Đây là cách để người ta lai tạo ra những giống mới bằng phương pháp thụ phấn chéo giữa hoa của cây sứ khác nhau. Cấu tạo của hoa sứ khá đặc biệt với 5 bao phấn chụm lại thành chóp nhọn và nằm gần kề trên nuốm nhụy. Tuy khoảng cách rất gần nhưng lại rất khó thụ tinh vì phấn hoa vẫn bị ngăn cách bởi 1 màng mỏng với nuốm nhụy cái. Trong thiên nhiên nhờ ong,  bướm khi thò vòi vào ống hoa để hút mật đã làm cho phấn hoa rơi vào nuốm nhụy cái. Quá trình thụ tinh sẽ xảy ra nếu điều kiện môi trường thuận lợi (khô ráo),  thời điểm thích hợp (núm nhụy cái đang chín chờ phấn,  phấn hoa vừa khai ra,  chưa khô).

Thao tác thụ phấn cho hoa sứ là ta cắt bỏ ống hoa trên chỗ thắt cỡ 1-2 cm,  chừa phần đáy ống lại,  ngắt bỏ các tua giả nhụy đực,  bóp nhẹ vào đáy ống hoa để tách chùm boa phấn,  lộ núm nhụy cái phía dưới ra,  dùng cọ lông mềm,  hơi ẩm,  phết  lên túi phấn (đực) rồi phết lên núm nhụy (cái) hoặc ta lấy phấn của hoa cây khác phết lên núm nhụy cái cây làm trái để lai to ra những cây lai mới.

 hạt giống cây sứ

Từ lúc thụ phấn,  đậu trái,  trái già cho đến thu hoạch mất khoảng hơn 2 tháng. Thu hoạch trái,  lấy hạt,  phơi khô khoảng 2-3 nắng là ta có thể đem ươm.

– Có thể ươm hạt trong chậu mỏng,  khay nhựa,  hay bầu từng bịt chậu nhỏ. Hạt sứ khi ươm chỉ được lấp 1 lớp tro trấu thật mỏng,  nhẹ để khi nảy mầm cây sứ con mới đẩy hạt chui lên khỏi mặt đất được. Nếu lắp dày,  nặng,  hạt sứ sẽ bị thúi ủng trước khi chui lên khỏi mặt đất. Đất ươm hạt nên dùng: 6 tro trấu đen,  1/2 cát,  1/2 phân chuồng hoai,  nhuyễn,  khô. (Sau khi đã xả nhiều lần nước).

– 1 tháng sau khi ươm ta có thể bứng sứ con ra chậu trồng ở môi trường ngoài trời,  nhưng tốt nhất là để ở môi trường 70%-80% nắng,  tránh mưa dầm (có mái che nilon,  mái hiên) chậu,  bịch để trồng có đường kính khoảng 10cm là đủ. Cứ sau 3 tháng,  ta phải thay chậu lớn hơn để cho cây sứ phát triển tốt,  chất liệu đất trồng + phân bón như bình thường đối với các cây sứ nuôi trồng trong giai đoạn tăng trưởng ( tạp chí hoa cảnh 4-2003).

-Sau 1 năm những cây sứ con bắt đầu cho hoa đầu tiên,  ta có thể chọn giống để nuôi trồng hoặc lấy nó để làm gốc ghép cho các cây sứ giống có hoa đẹp sau này

-Trong quá trình nuôi,  muốn to cho cây sứ con có nhiều nhánh,  ta phải cắt ngọn,  thường thì sau 6 tháng tuổi,  cây sứ cắt ngắn sẽ nảy chồi nhiều và đẹp. Nên cắt vào mùa khô để tránh mưa làm thúi cây sứ.

Nhân giống sứ bằng cành giâm

 Phương pháp thường sử dụng nhất từ trước tới nay là giâm cành,  dù hiệu quả không cao lắm do cành giâm dễ bị thúi ủng trong quá trình ươm trồng. Đồng thời sự phát triển cũng khá chậm,  thường là sau 1 năm trở lên thì cây sứ mới có thể có dáng của bộ củ tương đối. Nhưng đây lại là biện pháp giải quyết khá tốt cho những lần cắt nhánh sứ to dáng ở những cây sứ lớn: so nhánh cắt dư ra ta làm cành giâm để nhân giống.

Nguyên tắc cắt nhánh sứ là phải cắt bằng dao bén,  vết cắt ngang chứ không cắt xéo vì cắt xéo sau này bộ rễ,  cũ sẽ không đẹp,  nhánh cắt dài khoảng 30cm,  sau khi cắt phết vôi vào vết cắt rồi đem trải nhánh ra phơi khô nơi râm mát khoảng 5 ngày để cho vết cắt lành sẹo khô nhựa và nhánh sứ rụng bớt lá. Sau đó đem ươm nhánh vào chậu nhỏ, bịch nylon hay 1 chậu lớn ươm nhiều nhánh cũng được. Chất liệu ươm là tro trấu,  hoặc cát không. Chiều sâu cắm xuống không quá 5cm,  tưới 1 lần nước cho ướt mặt rồi để chậu sứ nơi ánh sáng 50%-70%,  tránh ẩm quá mức,  thường thì 3-5 ngày ta mới tưới 1 lần.

– Sau 1 tháng nhánh sứ bắt đầu ra rễ,  ta đem chậu sứ ươm ra nắng  100% để trong 3 tháng mới nhổ lên sang chậu với chất liệu,  môi trường như sứ bình thường,  thường thì sau 1 năm trồng trở lên cây sứ giâm cành mới có bộ rễ cứng cát,  lúc này ta có thể cắt tỉa tạo dáng hay để nuôi cho lớn củ,  thường thì bộ rễ củ sứ của cây giâm cành không định hình sẵn mà do lúc giâm quyết định: Nếu kỹ thuật cắt không đúng,  ươm không đạt, rễ ra ít thì sau này bộ cũ không đầy đặn.

– Chú ý lúc giâm cành phải cập cây tre cho  các nhánh sứ để tránh bị lay gốc làm đứt rễ sứ lúc ban đầu.

  3 Nhân giống sứ bằng chiết cành

 

hạt giống cây sứ

– Là phương pháp rất hiệu quả trong việc nhân giống sứ,  gần như cây giống đạt trên 90% vì từ lúc chiết nhánh cây đến khi ra rễ thì các nhánh sứ vẫn được nuôi trên mình mẹ. Sứ có những cách chiết rất đặc biệt như khất võ,  xẻ hàm ếch,  xẻ mỏ vịt…

– Khất vỏ là phương pháp giống như chiết các loại cây thông thường,  có thể áp dụng cho sứ,  chiều dài đoạn võ khất khoảng 2-3cm tùy nhánh lớn nhỏ. Dùng dao bén khất vòng quanh thân nhánh,  (lộ phần lõi trắng),  sau đó để khô trong 5-10 ngày mới bó bầu bằng bột dừa hay rễ lục bình. Sau 1 tháng nhánh sứ có thể ra rễ,  đợi rễ ra kín bầu chiết ta cắt xuống và đem trồng. Chu ý khi khất vỏ nhánh sứ phải được cặm cây chống đỡ nếu không nhánh sẽ bị gãy ngay chổ khấc, do gió.

– Xẻ hàm ếch là phương pháp đơn giản để nhân giống sứ. Chọn nhánh sứ định chiết,  xẽ ngược lên phía ngon với chiều sâu bằng 2/3 đường kính thân,  sau đó để khô vết cắt trong 5-7 ngày cặm cây đỡ cho nhánh không gãy sau đó đem bầu như phương pháp khất vỏ. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ tốt,  có thể cắt xuống đem trồng.

– Xẻ mỏ vịt là phương pháp có tác dụng tốt hơn các phương pháp trên. Nhánh sứ sẽ ra rễ khá tốt do phần xẽ hàm khá dài,  rễ được hình thành dễ dàng. Chú ý khi xẻ hàm mỏ vịt,  phần mở rộng miệng lúc nào cũng nằm phía dưới chiều nghiêng của nhánh sứ để tránh làm tét nhánh. Sau khi xẽ hàm ta cũng để khô 5-7 ngày rồi mới bó bầu. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ đều,  ta có thể cắt để trồng.

-Giai đoạn đầu khi cắt nhánh chiết đã ra rễ trồng vào chậu,  ta trồng trong chậu nhỏ,  chất liệu như trồng  cây con. Sau 4-5 tháng ta mới sang chậu lớn hơn với chất liệu đất trộn như bình thường. và trong giai đoạn này,  ta phải dưỡng cây sứ con ở nơi ít bị mưa trong tháng đầu,  cây trồng phải buộc chặt vào cây cọc trụ,  tránh lây gốc,  làm đứt rễ non. Có thể bón thêm phân dưỡng lá Atonik,  komix,  humic…để ngọn lá phát triển mạnh , nhanh.

Như vậy, Tôi đã chia sẻ cho bạn những kỹ thuật nhân giống cây sứ cảnh như nhân giống cây sứ cảnh bằng hạt sứ giống hay nhân giống bằng cành đây là những kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bạn sẽ thành công để tạo ra những cây giống sứ mới lạ.

Xem thêm: Những điều cần biết về cây sứ thái