Có vô càng loại thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm,… được kinh doanh tại các quầy thuốc, nhà thuốc. Vì vậy, việc sắp xếp chúng theo nguyên tắc logic sẽ giúp công việc quản lý và thực hiện cấp pháp thuốc nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hãy cùng bài viết bên dưới tìm hiểu xem cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc và lợi ích mà chúng mang lại.
1. Công dụng của việc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc
Việc sắp xếp thuốc theo quy luật logic mang lại nhiều công dụng cho người bán, cụ thể:
– Giúp người bán nâng cao được hiệu suất làm việc, dễ dàng và nhanh chóng xác định được vị trí các sản phẩm khi cần. Giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa công việc cho các nhân viên trong nhà thuốc.
– Giúp giảm chi phí và dễ dàng theo dõi số lượng các sản phẩm, nhờ đó mà quản lý được tình trạng hết hàng.
– Giúp hạn chế được những sai sót trong quá trình cấp phát thuốc. hạn chế sự nhầm lẫn giữa các sản phẩm tương tự nhau (giống hoặc tương tự về bao bì, mẫu mã, màu sắc, tên gọi,…)
– Dễ dàng kiểm soát và duy trì các loại thuốc và các vật tư y tế thiết yếu khác.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhà thuốc dễ dàng quản lý và đánh giá mức độ tiêu thụ từng loại sản phẩm.
2. Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc
Một số yêu cầu trong việc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc:
2.1 Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo từng loại thuốc riêng biệt
Cách sắp xếp này đơn giản chỉ là sắp xếp các nhóm thuốc trong nhà thuốc theo từng loại thuốc riêng biệt, ví dụ như: thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế, dược mỹ phẩm,… Nhà thuốc sắp theo theo từng nhóm thuốc và trưng bày chúng gần kề nhau như vậy sẽ hạn chế được sai sót khi lấy thuốc, cũng như dễ dàng tìm các loại thuốc thuộc nhóm thuốc cụ thể.
Đặc biệt đối với các nhà thuốc không sử dụng các phần mềm quản lý nhà thuốc thì càng cần phải nhận biết được các loại thuốc để sắp xếp trong kho và ngoài kệ đúng vị trí để dễ dàng tìm kiếm hơn.
2.2 Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu bảo quản
Thuốc phải đảm bảo được bảo quản trong điều kiện phù hợp cụ thể để không làm biến đổi chất lượng, thành phần, kết cấu của các loại thuốc:
- Các loại thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt,… nên được bảo quản ở điều kiện thường
- Các loại dược phẩm có mùi, dễ phân huỷ/ bay hơi như vaccin, các viên đạn hạ sốt,… cần được bảo quản ở khu vực riêng biệt và ở nhiệt độ thích hợp.
2.3 Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của quy định chuyên môn hiện hành
Theo quy định hiện hành thì một số sản phẩm đặc biệt phải được sắp xếp ở khu vực riêng biệt để hạn chế được các rủi ro và đảm bảo được tính an toàn:
- Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc độc bảng A, bảng B phải được đặt trong tủ kính và chốt khóa cẩn thận. Đồng thời, nhiệt độ cũng phải đảm bảo phù hợp và đúng quy định ngành Dược.
- Với các sản phẩm thuốc dễ vỡ, chai lọ đựng chất lỏng, ống truyền, ống tiêm,…phải được sắp xếp ở phía trong cùng và không được xếp chồng lên các sản phẩm khác.
- Đối với các mặt hàng đang chờ xử lý thì phải được đặt ở nơi riêng biệt và gắn nhãn “Hàng chờ xử lý” để nhận diện và phân biệt.
- Để dễ dàng quản lý thì nên sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo các nhóm như: nhóm tác dụng dược lý, theo hãng, heo dạng thuốc, theo công thức hoá học,…
2.4 Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đảm bảo dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra
Nhà thuốc có đa dạng sản phẩm và số lượng dược phẩm, thế nên việc sắp xếp theo nguyên tắc này sẽ giúp nhân viên dễ dàng nhận biết từng loại sản phẩm, dễ thấy và dễ lấy, giúp đẩy nhanh tốc độ lấy thuốc và bán thuốc, nâng cao hiệu suất làm việc.
Sắp xếp thuốc theo cách này còn giúp kiểm tra hàng kho dễ dàng và nhanh chóng hơn, chính xác hơn.
2.5 Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo quy tắc FEFO và FIFO
Nguyên tắc sắp xếp thuốc theo FEFO là ưu tiên xếp những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn hơn ra ngoài, sản phẩm có hạn sử dụng dài hơn vào trong.
Nguyên tắc sắp xếp thuốc theo FIFO nghĩa là sắp xếp theo lô nhập, sản phẩm nào nhập về trước thì bán trước( xếp ra ngoài), còn những sản phẩm nhập về sau thì bán sau (xếp ở trong)
Ngoài ra, còn một số nguyên tắc khác như: Khi bán lẻ, ưu tiên những sản phẩm đã mở hộp trước,…
2.6 Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo các tài liệu, tư trang, văn phòng phẩm
Việc sắp xếp không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp thuốc mà còn là sắp xếp các từ trang, tài liệu và văn phòng phẩm.
Các loại tài liệu, giấy tờ cần được xếp mức độ liên quan và phân loại cẩn thận, ghi kèm các nhãn dán ghi chú, sắp xếp gọn gàng trong tủ riêng.
Vật dụng tư trang của các dược sĩ cũng cần để gọn gàng và đúng nơi quy định. Đặc biệt, không để tư trang trong quầy thuốc.
Việc sắp xếp các sản phẩm thuốc trong nhà thuốc vừa giúp dược sĩ tiết kiệm thời gian, vừa dễ quản lý thuốc,… Vậy nên, hãy thực hiện sắp xếp thuốc theo các cách trên để tối ưu hoá và tăng hiệu suất công việc tại nhà thuốc nhé.