Mẹo vặt

Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao và cách phòng ngừa

Cao huyết áp là tình trạng phổ biến và đang có dấu hiệu không ngừng gia tăng. Nhận thức được các nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao có thể giúp cho người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao thường gặp

Do ăn mặn thường xuyên

Một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao là do thói quen ăn thực phẩm mặn có chứa quá nhiều muối.

Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng.

Thói quen ăn quá mặn là một trong các nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao thường gặp nhất.
Thói quen ăn quá mặn là một trong các nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao thường gặp nhất.

Ăn nhiều chất béo

Chế độ ăn và lối sống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài lượng chất béo bạn ăn thì loại chất béo cũng rất quan trọng.

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa rất nguy hiểm đối với cơ thể.

Tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh cao huyết áp. Tuổi càng cao càng có nhiều thay đổi về mặt giải phẫu của mạch máu, sẽ dẫn đến tăng huyết áp.

Thông thường, các triệu chứng bệnh cao huyết áp do tuổi cao thường khó xác định.

Hút thuốc

Hút thuốc lá cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao rất phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là nam giới.

Người thường xuyên hút thuốc lá bị hẹp mạch máu, làm giảm lượng oxy có sẵn trong cơ thể, khiến tim phải bơm máu mạnh hơn.

Các triệu chứng như nôn mửa, mệt mỏi là các dấu hiệu thường gặp trong trường hợp này.

Cân nặng

Thừa cân hoặc béo phì có liên quan mật thiết với tăng huyết áp. Duy trì cân nặng ổn định giúp kiểm soát bệnh cao huyết áp. Béo phì và cao huyết áp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Người thừa cân, béo phì dễ tăng huyết áp.
Người thừa cân, béo phì dễ tăng huyết áp.

Huyết áp tăng cao nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

Biến chứng ở não: nhồi máu não, xuất huyết não, suy giảm trí nhớ,..

Biến chứng ở thận: suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận (ghép thận hoặc chạy thận định kỳ)

Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy tim mất bù, rung nhĩ,…

Bệnh động mạch ngoại biên hai chân: do xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ ở hai chân, gây đau chân khi đi lại, nặng hơn là loét, hoại tử phải cắt chi gây tàn phế

Biến đổi mạch máu ở đáy mắt: có thể gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nghiêm trọng hơn là gây mù lòa vĩnh viễn.

Rối loạn cương dương: thường gặp, đặc biệt nếu có kèm đái tháo đường, hút thuốc lá.

Cách đề phòng bệnh huyết áp cao hiệu quả

  • Duy trì cân nặng hợp lý, không để béo phì, tăng cân đột ngột.
  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
  • Thường xuyên vận động thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh các thức ăn mặn, các loại thịt đỏ, các loại thức ăn qua chế biến nước, chiên, xào nhiều dầu mỡ hoặc các loại thức ăn đóng hộp chứa chất bảo quản gây hại.
  • Không làm việc quá sức hay thức khuya làm việc, đảm bảo ngủ đúng giờ đủ giấc.
  • Bổ sung đầy đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Giữ cho tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng.
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi, trái cây hằng ngày để bổ sung cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, để phòng ngừa và chữa trị bệnh huyết áp cao hiệu quả, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên hỗ trợ các loại thuốc hạ huyết áp để ổn định và kiểm soát tốt huyết áp trong cơ thể, đồng thời giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra.

Bổ sung thuốc hạ huyết áp hằng ngày giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Bổ sung thuốc hạ huyết áp hằng ngày giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Trên là những chia sẻ về chủ đề Các nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao thường gặp, hi vọng qua đó, quý bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích để cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Nguồn: nhathuocviet.vn

 

Xem thêm chủ đề khác:

Người mắc bệnh cao huyết áp có nên uống tinh bột nghệ không?

Hạ đường huyết nên ăn gì mỗi ngày